Nhận dạng Hồ_miệng_núi_lửa

Hồ miệng núi lửa

Hồ miệng núi lửa là một dạng như đặc biệt tạo ra trong vành miệng núi lửa, được lấp đầy bởi nước. Các nguồn nước có thể từ những cơn mưa, lưu thông nước ngầm (nước thủy nhiệt, thường trong trường hợp của miệng núi lửa đang hoạt động) hoặc do băng tan chảy từ các đỉnh núi. Mức độ của nó tăng lên cho đến khi trạng thái cân bằng đạt được giữa tốc độ vào và ra của nước. Sự mất hay thoát nước có thể là đơn lẻ hoặc cùng lúc nhiều hướng bao gồm bốc hơi, thấm xuống dưới bề mặt, rò rỉ bề mặt hoặc tràn ra khi mức độ hồ đạt đến điểm cao nhất trên vành của hồ. Tại một vị trí nào đó, phần trên của hồ chứa là đất đá tự nhiên của núi lửa, tiếp tục rò rỉ làm xói mòn, do đó làm giảm độ cao của hồ cho đến khi tạo thành một cân bằng mới của dòng chảy. Nếu phần núi lửa không bị xói mòn nhanh có thể xuất hiện tạo cho hồ nước một biến đổi mới hoặc lũ lụt. Với những thay đổi trong điều kiện môi trường theo thời gian, sự xuất hiện của lũ lụt như vậy là phổ biến cho tất cả các đập tự nhiên này.

Một hồ miệng núi lửa nổi tiếng, mang tên giống như tính năng địa chất của nó là Hồ miệng núi lửa (Crater Lake) ở Oregon, Hoa Kỳ. Nó nằm trong miệng núi lửa của núi Mazama. Đây là hồ sâu nhất ở Mỹ với độ sâu 594 m (1.949 ft). Hồ chỉ có nguồn cung ứng nước từ mưa và tuyết, không có dòng chảy ngầm hay trên bề mặt nào, và do đó đây là một trong những hồ miệng núi lửa rõ ràng nhất trên thế giới.[1]

Núi lửa cao nhất thế giới, với độ cao 6.893 m (22.615 ft) là ngọn núi lửa Ojos del SaladoChile. Ngọn núi là có một hồ miệng núi lửa liên tục có đường kính khoảng 100 mét (300 ft) ở độ cao 6.390 m (20.960 ft) trên phía đông của ngọn núi này.[2] Điều này rất có thể đây là hồ nước cao nhất của bất kỳ hồ nước nào trên thế giới.

Các hồ nước có thể tồn tại liên tục hoặc theo mùa. Ví dụ, Hồ TobaIndonesia được hình thành sau vụ phun trào của nó khoảng 70.000 năm trước đây và có diện tích hơn 1.000 km vuông là hồ nước tồn tại lâu dài và cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của người dân.

Trong khi đó, có nhiều hồ miệng núi lửa đẹp như tranh vẽ nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và thể gây chết người. Khí thải ra từ hồ NyosCameroon đã gây ra cái chết cho 1.800 người vào năm 1986, và hồ miệng núi lửa ở núi Ruapehu của New Zealand thường xuyên gây ra các trận lụt lội và xói mòn.

Một số hồ nước, mặc dù sự hình thành của chúng có liên quan trực tiếp đến hoạt động núi lửa, nhưng lại không được gọi là hồ miệng núi lửa, bao gồm:

Hồ miệng núi lửa đặc biệt

Hồ cũng có thể được hình thành do va chạm thiên thạch, nhưng đây không thường được gọi là hồ miệng núi lửa, ngoại trừ trong một vài trường hợp cá biệt. Ví dụ về các hồ miệng núi lửa được hình thành do tác động như vậy bao gồm ManicouaganCanada, Hồ BosumtwiGhanaSiljanThụy Điển.

Cũng có cả các hồ miệng núi lửa tạo ra bởi vụ nổ nhân tạo, chẳng hạn như hồ phóng xạ Hồ ChaganKazakhstan.

Đặc điểm khác gây nhầm lẫn với hồ miệng núi lửa

Một số tính năng địa chất khi chứa đầy nước đôi khi có thể bị nhầm lẫn với hồ miệng núi lửa như:

  • Địa hình Pingos (Các hồ được hình thành tại các đụn đồi ở vùng môi trường băng tuyết Bắc Cực và cận Bắc Cực) [3]
  • Hố sụt (hố vôi, còn gọi là cenotes), chẳng hạn như Hồ OtjikotoNamibia.

Một số mỏ lộ thiên tròn chẳng hạn như Big HoleKimberley, Nam Phi, đây là một mỏ kim cương tích tụ nước trong một khu vực hố nhân tạo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồ_miệng_núi_lửa http://www.ulb.ac.be/sciences/cvl/ http://www.ulb.ac.be/sciences/cvl/fundamentals.htm http://www.sciencedirect.com/science?_ob=Publicati... http://www.springerlink.com/content/fe99wvduu106pw... http://news.xinhuanet.com/english/photo/2012-08/29... http://www.gtz.de/de/praxis/11695.htm http://adsabs.harvard.edu/abs/2000JVGR...97....1C http://pasternack.ucdavis.edu/lakes.htm http://boundless.uoregon.edu/cdm4/results.php?CISO... http://boundless.uoregon.edu/digcol/archpnw